Đối với những giai đoạn từ 5 tuổi đến 8 tuổi đây là giai đoạn phát triển đều đặn và chậm lại nên về tính cách và sở thích của trẻ. Về phần thể chất và suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến những sự khác nhau nhất định – lúc này trẻ đã lớn và chững chạc hơn trước rất nhiều. Với lại thêm nhiều đồ chơi lúc trước trẻ thích sẽ được bổ sung nhiều loại mới mẻ tăng khả nhận biết nhiều hơn.
Đồ Chơi Phù Hợp Cho Bé Từ 3 – 5 Tuổi :
Xe đạp: Một chiếc xe 2 – 3 bánh là cần thiết cho một đứa trẻ 5 tuổi đã khá trưởng thành. Tất nhiên vì lưới tuổi này đã có những kỹ năng như nghe, quan sát, đọc, biết nói cũng đã khá là trưởng thành rồi. Tốt nhất bố mẹ đã sẵn sàng hay chưa và chiếc xe đạp có được lắp ráp một cách chắc chắn hay không. Trước khi chọn mua xe đạp tốt nhất tập cho bé đi 4 bốn bánh trước khi trẻ thuần thục. Và sau khi đã quen dần rồi thì mới nên cho trẻ đi xe 2 bánh và cũng nên tham khảo từ nhân viên giáo dục của cửa hàng đồ chơi bố mẹ mua. Đồ chơi là công cụ giúp trẻ vui vẻ, chính vì vậy khi thấy con trẻ được vui chơi hứng khởi với chiếc xe đạp, các bậc phụ huynh sẽ nhận ra được rằng mình đang làm đúng hướng để hỗ trợ cho sự phát triển của con mình.
Đồ chơi tập thể hoặc rèn luyện trí nhớ: Trẻ đang trong giai đoạn đến trường nên trẻ đã bắt đầu ý thức và hiểu tầm quan trọng sáng tạo, trình tự vui chơi theo nhóm. Đa phần các bậc cha mẹ thường cho con tự chơi 1 mình hoặc chơi cùng bạn bè nhưng không theo để hợp tác hoàn thành trò chơi nào đó. Để có những trò chơi nên các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những trò như cờ cá ngựa, giải câu đố, tìm 2 điểm khác nhau hoặc giống nhau. Sẽ giúp tạo cho bé tính hình thành nên những kĩ năng sống cơ bản trong xã hội cho trẻ.
Bảng đen và bảng trắng: Loại đồ chơi linh hoạt nhất trong tất cả những loại đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này. Giúp trẻ tạo ra được không gian sáng tạo giải trí tưởng tượng đây là loại đồ chơi giúp trẻ vừa học vừa chơi hiểu quả nhất.
Bộ đồ chơi bóng: Đây là giai đoạn ở độ tuổi đến trường tất nhiên sẽ có những trẻ thích vận động khá tốt và đang dần phát triển khả năng phối hợp mắt, tay và chân.Vì vậy các bố mẹ có thể phát triển chúng hơn nữa bằng cách cho tay chân và mắt của trẻ luyện tập với những trái bóng, vợt và khung vành (bóng rổ).
Bộ đồ chơi xếp hình nhiều chi tiết: Độ tuổi này đang là giai đoạn cần phát triển hơn nên các bậc phụ huynh có thể mua cho trẻ những loại đồ chơi xếp hình đa dạng nhiều chi tiết hơn để giúp bé tăng khả năng tìm tòi và tập trung hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại xếp hình phù hợp nhất đối với con trẻ. Đồ chơi này giúp trẻ phát triển tư duy, cải thiện khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề và bắt đầu hình thành định nghĩa “thứ tự”. Dù là loại xếp hình toán học, hình vẽ mẫu hay ghép các hình ảnh của gia đình thì cũng đều giúp trẻ phát triển một cách khoa học nhất.
Bộ đồ chơi xếp khối xây dựng: Ở độ tuổi này, nên trẻ có thể sử dụng các khối gỗ màu sắc như xanh,đỏ,tím,vàng để chơi, giúp bé tăng khả năng tập trung hơn vào việc xây dựng và thiết kế các khối gỗ này thành những hình dáng nhà hay đồ vật cụ thể. Những khối gỗ xây dựng sẽ giúp trẻ phát triển được tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.
Đồ chơi khoa học: Các loại đồ chơi khoa học giúp cho các trẻ khám phá thế giới xung quanh hoặc tìm hiểu qua tranh truyện từ 5-8 tuổi trí tò mò của trẻ tăng cao. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng có thể trò chuyện cùng con và sẽ giúp cho bé hiểu thêm về thế giới bên ngoài hơn.
Đồ thủ công: Những đồ chơi thủ công thì các bé cực kỳ thích thú vì tự mình có thể làm mọi thứ không cần cha mẹ chỉ bảo. Như vậy có thể tự mình chơi 1 mình như vẽ tô màu cắt dán hình ảnh… Nếu bố mẹ có thời gian rãnh thì có thể cùng con chơi quan trọng nhất đối với một đứa trẻ là được tạo ra bất cứ thứ gì nảy ra trong đầu trẻ.
Nhạc cụ: Khi trẻ thể hiện, dù chỉ là 1 chút thôi, sự thích thú đối với các nhạc cụ, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với chính loại nhạc cụ đó. Ở độ tuổi này, bố mẹ không nhất thiết phải chọn những loại nhạc cụ đồ chơi nữa mà có thể chọn mua những loại nhạc cụ thật nhưng với kích thước nhỏ hơn, và đừng quên căn dặn trẻ giữ gìn chúng. Bố mẹ cũng không cần đưa ra quá nhiều sự chỉ bày, mà cứ để trẻ tiếp xúc với nhạc cụ và phát triển tình yêu đối với âm nhạc theo cách tự nhiên nhất có thể.