Chọn Đồ Chơi Thông Minh Cho Bé Theo Các Mẹ Nhật

Phụ Huynh để giao tiếp với chơi đùa cùng con thì tất nhiên không thể thiếu những món đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ, kích thích tò mò, những trò chơi cảm giác mạnh.

Trên thị trường hiện nay có muôn vàn các loại đồ chơi bắt mắt, hấp dẫn với những món đồ chơi được quảng cáo hấp dẫn thu hút ánh mắt, tò mò của bé. Tất nhiên các trẻ sẽ đòi cha mẹ mua cho được nên không ít cha mẹ phải đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con.

Bài viết dưới đây được tham khảo hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của bố mẹ khi chọn đồ chơi cho con.

  1. 1.Tiêu chí khi chọn đồ chơi

Nên cân nhắc các bậc phụ huynh mua đồ chơi cho con có 3 điểm cần thiết đáng lưu tâm đó là :

– Đồ chơi có thể chia sẽ với các bạn khác, giao tiếp cùng con khi chơi, vui chơi cùng trẻ.

– Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.

– Đồ chơi có độ tăng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc các món đồ chơi đa dạng hóa khi trẻ tác động như lắp ghép hình v.v…

– Đồ chơi hamdmade luôn luôn được ưu tiên đặc biệt cho trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thường cha mẹ, lưu lại những trẻ kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ cho trẻ khi lớn lên.

  1. 2. Nên mua nhiều hay ít đồ chơi phát triển trí thông mình cho bé ?

Thực ra không cần mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ bới vì đối với trẻ chỉ cần một hai món đồ bé thật sự yêu thích và tập trung cao độ vào đồ chơi đó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc được tiếp xúc với nhiều đồ chơi chỉ trong giây lát.

Nhưng không ít gia đình có điều kiện đầu tư những món đồ chơi để giúp con phát triển trí tuệ giá trị cao. Nào là các loại xếp hình, đất sét để nặn, miếng ghép hình, nhạc cụ phát ra âm thanh, đàn piano, đến các loại flash card, luyện kỹ năng ngón tay theo các phương pháp giáo dục nổi tiếng trên thế giới…chất đầy trong phòng. Thế nhưng ngoài việc kích thích ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ thì mặt trái của nó là trẻ rất nhanh chán và không chịu tập trung lâu vào một trò nào cả. Đôi khi cha mẹ cũng bị nhiễu loạn không biết nên sắp xếp để cho con chơi như thế nào cho hiệu quả.

Để hiệu quả hơn nếu cha mẹ muốn mua nhiều đồ chơi nhưng vẫn muốn sử dụng nó hiệu quả thì cách tốt nhất là chỉ để một số lượng đồ chơi giới hạn trong phạm vi hai mẹ con có thể dọn nó trong vòng 2-3 phút, chứ không nên bày ra nhiều quá. Tiếp đến là lên lịch chơi trong tuần để sử dụng tất cả các đồ chơi cho hiệu quả.

  1. 3. Sử dụng đồ chơi thế nào là hiệu quả ?

Mục đích quan trọng nhất của đồ chơi dành cho bé là 1 phần giao tiếp với cha mẹ với con trò chuyện để dần hiểu con hơn. Và cũng không nhất thiết trò chơi đó phải vui nhộn, ồn ào, có thể đồ chơi yên lặng giúp trẻ tập trung tốt hơn. Có thể nó được làm từ những dụng cụ đơn giản trong gia đình, hoặc từ đò bỏ đi không dùng đến nữa, nhưng chỉ cần một chút tinh ý cha mẹ có thể tạo ra niềm vui bất ngờ cho con.

Ví dụ: đồ chơi cầu trượt mini, bập bệnh hoặc nhà banh mini cho bé vui chơi.

Điều quan trọng là đồ chơi ấy đều khiến cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ, và đem lại những nụ cười sảng khoái. Đôi khi cha mẹ hãy quan sát cách chơi của trẻ để từ đó nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp với cách chơi ấy.

Khi trẻ được tầm 3 tuổi trở đi cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi, còn bản thân chỉ cần ngồi bên để xem trẻ chơi như nào và tham gia khi trẻ muốn.

  1. 4. Chọn đồ chơi từng lứa tuổi cho trẻ

Từng giai đoạn 3 tháng một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau và cha mẹ nên nắm rõ giai đoạn ấy trẻ đang phát triển về cái gì để tìm đồ chơi cho phù hợp.

Ví dụ như giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi dưỡng ngũ quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm chính là điều quan trọng nhất. Trò chơi tốt nhất với trẻ chính là giọng nói của mẹ, nụ cười của mẹ, đôi khi là cả động tác nhảy múa để pha trò, chơi ú òa, cần cẩu, nhấc bổng, làm máy bay, làm ngựa phi chính là những trò chơi gần gũi nhất.

Giai đoạn 6 tháng đầu tiên vì thính giác và thị giác của trẻ rất phát triển, nên ngoài giọng nói của mẹ hãy cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh như là quả cầu hay con thú nhồi bông có nhiều màu sắc mà khi trẻ lắc lắc nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đồng thời lớn hơn một chút trẻ rất thích nhìn những đồ vật chuyển động nên hãy cho bé nhìn quả bóng vừa lăn vừa phát ra tiếng kêu.

Hoặc là khi trẻ đã biết ngồi hoặc biết đi rồi cho trẻ chơi xe kéo có buộc dây để trẻ có thế kéo, hoặc kéo để xô đổ con gấu. Thông qua trò chơi như vậy trẻ sẽ nhận thức được quá trình mình cầm rồi mình kéo và đồ vật chuyển động.

Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:

5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.

Tầm 6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).

Tầm 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.

Tầm 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.

Tầm 2- 3 tuổi có thể: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…

 

 

Chat Zalo
Hotline: 0903886220